Gọi ngay để được tư vấn
09 6666 7515 (Hotline)
090 8942 208 (Zalo)
Độc Mác (Fanpage)
Khi cuộc sống hiện đại hoá quá đỗi bộn bề, người ta lại thường muốn nép mình vào một khoảng không lặng lẽ, kiếm tìm một nơi bình yên, an nhiên, tự tại để thưởng thức dư vị cuộc sống theo cách trầm lắng hơn. Và rồi, theo xu hướng đó, thuật ngữ “Wabi-sabi" bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn, ứng dụng nhiều hơn trong từng góc cạnh của cuộc sống. Thế nhưng, wabi sabi khởi nguồn từ đâu và tại sao có sức hấp dẫn mạnh mẽ đến thế? Cùng Độc Mác tìm hiểu ở bài viết dưới đây:
Wabi sabi: nét đẹp đến từ sự không hoàn hảo
Wabi Sabi là một triết lý sống bắt nguồn từ Phật giáo, kết hợp giữa hai khái niệm độc lập nhưng có sự tương quan là Wabi và Sabi. Nếu Wabi là cái đẹp của sự mộc mạc, giản đơn, hài hòa với thiên nhiên, thì Sabi lại là vẻ đẹp toát ra từ sự điềm nhiên, tĩnh lặng dù bị che khuất bởi thời gian. Hai tinh thần ấy khi kết hợp với nhau tạo nên triết lý về “nét đẹp từ sự không hoàn hảo” trong cuộc sống, hướng con người ta đến tinh thần biết trân trọng mọi thứ và hài lòng với những điều đang có, thay vì liên tục đòi hỏi những điều lớn lao và đẹp đẽ hơn.
Nguồn gốc của Wabi Sabi được cho là bắt đầu từ câu chuyện của Sen no Rikyu, một thiên sư vào thế kỷ XVI. Theo truyền thuyết kể lại, trong một lần Sen no Rikyu xin được học bí quyết về trà đạo, ông đã được người thầy của mình yêu cầu chăm sóc một khu vườn và ông đã quét sạch cho đến khi không còn một cọng rác nào. Tuy nhiên, sau đó, Rikyu đã rung lắc một cây anh đào làm những cánh hoa rơi rụng đầy đất. Một chút không hoàn hảo này đã đem lại vẻ đẹp hoàn hảo cho quang cảnh. Cũng từ đó, khái niệm Wabi Sabi được ra đời và dần phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay.
Cái đẹp của Wabi Sabi, không đơn thuần chỉ nằm ở dáng vẻ bên ngoài mà còn trong chính tâm hồn người cảm. Bạn thấy gì ở một chiếc tách với vài vết nứt nhỏ, một mảng tường đang bám đầy bụi rêu xanh, một mảnh vải đang nhạt màu,... Những hình ảnh “không hoàn hảo” này dường như cho ta những rung cảm về sự phai tàn của thời gian. Đi ngược lại với quan điểm thẩm mỹ thông thường về sự nguyên vẹn tuyệt đối, Wabi Sabi tôn vinh những "dấu vết" không hoàn hảo ấy và hướng đến vẻ đẹp thuần tuý vốn có của tạo hoá tự nhiên, hoàn toàn vô điều kiện. Đó cũng chính là điểm khác biệt giữa nét đẹp theo triết lý Wabi-Sabi so với nét đẹp hoàn hảo mà nhiều người cố gắng tìm kiếm.
Những đường nét trong thiết kế Độc Mác
Nhiều người nói về mỹ thuật như một bức tranh vẽ đơn thuần nhưng thực chất mỹ thuật là gì? - Theo nhiều lý giải thì mỹ thuật chính là những cái đẹp “chạm đến" sự thấu cảm của người chứng kiến, bất kể cái đẹp đó là do bàn tay con người hay chỉ là sự sắp đặt của tự nhiên. Cái đẹp thường không có bất kỳ quy chuẩn hay mức độ nào để đánh giá. “Đẹp” nằm trong thế giới quan, ở góc nhìn riêng của mỗi người. Còn trong mỹ thuật wabi sabi "Vẻ đẹp chính ở những điều không hoàn hảo, vô thường và dở dang".
Bạn hiểu như thế nào là nghệ thuật?
Thật sự khó để phơi bày trọn vẹn được hết giá trị nghệ thuật của Wabi sabi bằng con chữ. Wabi sabi hầu như đều len lỏi, xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống và cả trong thế giới mỹ thuật đầy rộng lớn. Mỗi bức tranh, mỗi bài thơ,...đều mang một vẻ đẹp riêng, điều quan trọng là chúng ta có nhận ra được hay không mà thôi.
Một ví dụ điển hình như sản phẩm đồ gốm Hagi nổi tiếng của Nhật Bản, với các hình dáng không thật đối xứng, các màu sắc, họa tiết cũng mang một phong cách chưa tinh chế hoặc đơn giản nhất có thể, nhưng chính từ những cái chưa hoàn mỹ đó lại tạo nên cho dòng sản phẩm này một nét độc đáo riêng biệt so với các sản phẩm khác.
Đây chính là sức mạnh của triết lý Wabi Sabi, khi biến những thứ bình dị, không hoàn hảo thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, gợi lên trong ta sự trân trọng và ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp đa chiều của cuộc sống.Sự bình yên xuất phát từ bên trong tâm hồn
Đối ngược với những thiết kế mang tính khoa trương, đặt nặng về vật dụng thì những thiết kế nội thất Wabi Sabi lại được tạo nên từ sự tối giản, tinh tế và mộc mạc. Wabi Sabi có khá nhiều nét tương đồng với phong cách tối giản Minimalism trong cách bài trí và sử dụng vật dụng, chính vì vậy mà hai phong cách thiết kế nội thất này thường được kết hợp cùng nhau.
Thiết kế nội thất wabi sabi không chỉ đại diện cho phong cách sống mà nó còn đại diện cho xu hướng mới trong thiết kế. Bởi vậy, để tạo nên một không gian sống chuẩn wabi sabi cần phải biết cách hòa phối nhịp nhàng của các yếu tố về sự đơn giản, vẻ đẹp tinh tế, nét đẹp tự nhiên, màu sắc thân thuộc, chất liệu mộc tự nhiên nguyên bản, hay cả sự tự do và yên tĩnh. Tạo nên một căn phòng “đẹp” không phải một điều quá khó, nhưng để không gian có “hồn”- nơi mọi đồ vật và sắc màu đều có ý nghĩa lại là thử thách đòi hỏi người ta khám phá triết lý sâu xa đằng sau một phong cách thẩm mỹ. Và đó cũng là những điều mà Độc Mác lưu ghi trong lòng cho những thiết kế của mình.